Ghi chú Án lệ Việt Nam

  1. Được đánh giá với các công trạng như ban hành Bộ luật Hình thư; đúc chuông để người dân đến bày tỏ nỗi oan ức để được thấu xét; xét xử nhiều vụ án nổi tiếng trong lịch sử như: vụ án Loạn tam Vương, Nùng Trí Cao; truyền dạy, đào tạo con trai trưởng là Thánh Tông Lý Nhật Tôn trở thành vị quan xử án mẫu mực và lừng danh trước khi lên ngôi Hoàng đế, Thái Tông Lý Phật Mã (1000 – 1054) được Tòa án nhân dân tối cao bình chọn là nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam năm 2020.[16]
  2. Quốc triều Hình luật, nguyên văn Điều 396:
    "Người ông là Phạm Giáp sinh con trai trưởng là Phạm Ất, thứ là Phạm Bính. Ông tổ Phạm Giáp có ruộng đất hương hỏa hai mẫu đã giao cho con trưởng là Phạm Ất giữ. Phạm Ất đã đem hai mẫu ấy nhập vào với ruộng đất của mình mà chia cho các con, chỉ còn năm sào để cho con trai Phạm Ất giữ làm hương hỏa. Con trai Phạm Ất lại sinh toàn con gái, mà con thứ là Phạm Bính có con trai lại có cháu trai, thì số năm sào hương hỏa hiện tại, phải giao lại cho con trai hay cháu trai Phạm Bính coi giữ. Nhưng không được đòi lấy cho đủ hai mẫu hương hỏa của tổ tiên trước mà sinh ra tranh giành".[25]
  3. Quốc triều Hình luật, nguyên văn Điều 397:
    "Người ông là Trần Giáp sinh được trai gái hai con, trai trưởng là Trần Ất, gái là Trần Thị Bính. Trần Ất sinh được một gái Trần Thị Đinh, còn thơ ấu thì Trần Ất chết. Ông là Trần Giáp lập chúc thư giao phần ruộng đất hương hỏa cho Trần Thị Bính giữ. Khi Trần Thị Bính chết, thì phần hương hỏa phải trả lại cho con gái Trần Ất là Trần Thị Đinh giữ".[26]
  4. Phụ trái tử hoàn tạm dịch là hồi đáp cho bố mẹ. Nguyên văn án lệ: "Nếu cha mẹ mắc nợ mà bỏ trốn thì con cháu phải trả; nếu con cháu có nợ mà bỏ trốn thì cha mẹ, ông bà không phải chịu trách nhiệm".[27]
  5. Bất phu hữu thai tạm dịch là không chồng mà vẫn có thai. Nguyên văn án lệ: "Gian phụ có thai thì ở phía gian phụ có chứng cứ; còn phía nam phu vì không có bằng chứng thì chỉ có thể xử phạt gian phụ về tội thông gian thôi".[28]
  6. Nguyễn Văn Thành (1758–1817), đảm nhiệm vị trí Trung quân, Tổng tài, chỉ đạo trực tiếp soạn thảo Hoàng Việt luật lệ cùng cấp dưới là Vũ Trinh, Trần Hựu.
  7. Về năm có hiệu lực, có những quan điểm cho rằng là 1815, 1818, ở đây dựa trên Đại Nam liệt truyện có ghi: "Năm Gia Long thứ 12 (1813), [Nguyễn Văn] Thành cùng lũ Vũ Trinh xét định luật lệ cộng 398 điều, sách luật làm xong tiến trình, vua thân tự sửa định, lại sai làm bài tựa liền sai khắc in ban hành".
  8. Nguyên văn tại Bộ luật Dân sự Pháp:[40]
    "Le juge qui refusera de juger, sous prétexte du silence, de l'obscurité ou de l'insuffisance de la loi, pourra être poursuivi comme coupable de déni de justice"; dịch: "Thẩm phán từ chối xét xử vì lý do luật không có quy định hoặc luật quy định không rõ ràng có thể sẽ bị truy tố vì tội phủ nhận công lý".
  9. Trích dẫn từ bản án của Tòa thượng thẩm Sài Gòn ngày 28 tháng 6 năm 1951, đăng trong Pháp lý tập san năm 1952.
  10. Với Hàn Quốc, Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam và Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã thỏa thuận, ký kết biên bản hợp tác, trong đó có xây dựng các dự án tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Hàn Quốc như Dự án tăng cường năng lực Tòa án nhân dân Việt Nam, Dự án tăng cường minh bạch và nâng cao chất lượng xét xử tại Việt Nam, Dự án tăng cường năng lực Trường Cán bộ tòa án Việt Nam.
  11. Thống kê án lệ tính đến tháng 1 năm 2022.
  12. Hội đồng Tư vấn án lệ được thành lập năm 2017, thay đổi và có các thành viên năm 2021 gồm: Chủ tịch Nguyễn Hòa Bình; hai Phó Chủ tịch là Nguyễn Trí Tuệ, Tống Anh Hào; các thành viên là Nguyễn Hải Phong, Phan Chí Hiếu, Phan Trung Hoài, Nguyễn Sơn, Trần Thế Quân, Nguyễn Văn Quyền, Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Văn Nam, Đỗ Văn Đại.
  13. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có từ 13 đến 17 thành viên. Việc thông qua được tiến hành ở phiên họp toàn thể với ít nhất 2/3 thành viên tham gia, đạt được quyết định khi đạt được quá nửa tổng số thành viên tán thành.